Những bạn mới ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo mẫu CV xin việc đơn giản cho sinh viên. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này hướng dẫn bạn cách viết CV online xin việc cho sinh viên thu hút nhà tuyển dụng dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tầm quan trọng CV xin việc cho sinh viên
CV được xem là một trong những hồ sơ quan trọng mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên cung cấp. Nói một cách dễ hiểu, CV là một tài liệu đầu vào để nhà tuyển dụng đánh giá cũng như xem xét về ứng viên của mình. Vì vậy, việc đầu tư vào hình thức cũng như nội dung là điều cần thiết trong quá trình ứng tuyển nhiều doanh nghiệp.
Hơn nữa, cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay đã từng đi làm ở nhiều doanh nghiệp khác. CV vẫn là hồ sơ đầu tiên mà doanh nghiệp yêu cầu bạn cung cấp trong quá trình phỏng vấn hay tuyển dụng.
>>> Xem thêm: 5 Mẫu CV Quản Trị Kinh Doanh Ấn Tượng Cho Nhà Tuyển Dụng
2. Cách viết CV xin việc cho sinh viên
Cách trình bày nội dung trong CV cũng ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng với ứng viên. Hiểu được lý do này, Job3s sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc đơn giản cho sinh viên:
2.1 Giới thiệu bản thân
Bất kỳ mẫu CV xin việc lĩnh vực nào cũng không thể nào thiếu phần giới thiệu bản thân. Bởi đây là phần giúp nhà tuyển dụng nhận diện được bạn là ai và phân biệt từng ứng viên với nhau.
Nội dung giới thiệu bản thân là phần tóm tắt đơn giản bao gồm các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email. Những thông tin này phải đảm bảo chính xác, lịch sự trong cách trình bày.
2.2 Trình độ học vấn
Cách trình bày nội dung phản ánh mức độ học vấn của bạn, thì bạn nên ưu tiên viết cấp bậc học gần nhất. Nếu như bạn tốt nghiệp đại học trở lên, bạn cần cung cấp ngành học mà bạn đã học tại trường đại học đó. Hơn nữa, để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, bạn có thể bổ sung thêm điểm số hoặc xếp loại của mình.
2.3 Mục tiêu nghề nghiệp
Đây là phần phản ánh định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn cũng như đánh giá mức độ lập kế hoạch của bạn để đạt được mục tiêu. Thông thường, phần mục tiêu nghề nghiệp bạn nên chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Đối với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể trình bày những mong muốn thực hiện khi đảm nhiệm vị trí công việc trong vòng 2 năm. Còn với mục tiêu dài hạn, bạn nên viết những thành tích mình sẽ làm được trong ít nhất 5 năm tới.
2.4 Kỹ năng
Kỹ năng được đánh giá là phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua hay viết một cách sơ sài về kỹ năng mà bạn có. Tuy chỉ là phần liệt kê những kỹ năng mà bản thân bạn đang sở hữu. Nhưng tùy thuộc vào tính chất mỗi công việc mà bạn nên trình bày kỹ năng liên quan.
Ngoài ra, bạn phải đảm bảo liệt kê cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bản thân. Kỹ năng cứng là những gì bạn được học hỏi, đào tạo như tin học, ngoại ngữ, khóa học tâm lý,… Còn kỹ năng mềm là kỹ năng tự nhiên của bạn như thuyết trình, đàm phán, giao tiếp,….
2.5 Kinh nghiệm làm việc
CV xin việc đơn giản cho sinh viên mới ra trường thì phần kinh nghiệm làm việc là nội dung mà nhiều bạn gặp khó khăn khi viết. Bởi không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm làm việc trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào thì đừng quá lo lắng. Bạn có thể điền các thông tin liên quan đến công việc thực tập sinh và những gì đã được học hỏi trong suốt quá trình đảm nhiệm. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các dự án, phong trào, hoạt động mà bạn đã tham gia trong suốt quá trình học tập tại trường.
Còn đối với những bạn đã có kinh nghiệm được trải nghiệm công việc liên quan thì cần trình bày những vị trí đã đảm nhiệm trong thời gian gần nhất. Trình bày tối đa 3 kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cần ghi rõ công việc bạn đã thực hiện trong suốt thời gian đảm nhiệm vị trí đó.
2.6 Thành tích nổi bật
Đối với những bạn có những thành tích, chứng chỉ nổi bật thì có thể bổ sung mục này vào CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
3. Mẫu CV Job3s đơn giản cho sinh viên
Nếu bạn đang loay hoay, gặp khó khăn khi thiết kế cũng như tìm kiếm mẫu CV xin việc đơn giản cho sinh viên, thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
3.1 CV Job3s cho sinh viên năm nhất
3.2 CV Job3s cho sinh viên partime
3.3 CV Job3s cho sinh viên mới ra trường
3.4 CV Job3s cho sinh viên thực tập
4. Lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên
Để đảm bảo mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường tạo ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng, bạn cần tham khảo những lưu ý sau đây để chỉnh sửa cách trình bày hấp dẫn hơn.
Về hình thức
Đầu tiên về font chữ phải đồng nhất một kiểu chữ cho toàn bộ nội dung CV. Cách căn lề cũng đảm bảo thống nhất, căn chỉnh phù hợp với kích thước của bản A4 để khi in ra không bị mất form. Bên cạnh đó, độ dài của CV xin việc đơn giản cho sinh viên không quá một trang giấy A4. Khoảng cách giữa các tiêu đề và nội dung cũng được đồng nhất từ trên xuống dưới.
Hơn nữa, bạn cần làm nổi bật các tiêu đề của từng phần để người đọc dễ dàng tìm kiếm nội dung cần thiết. Một điểm cũng đáng chú ý, nên sử dụng phương thức liệt kê cũng như icon làm ký hiệu để tạo điểm nhấn trong CV.
Về nội dung
Điểm ấn tượng trong một CV là cách trình bày và diễn đạt nội dung hợp lý. Vậy, bạn nên kiểm tra cách diễn đạt của bạn phải đảm bảo ngữ pháp và không sử dụng từ ngữ sai. Nên sử dụng các động từ hoặc tính từ mang nghĩa tích cực vào CV để tạo nên hình ảnh năng động.
Những thông tin trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc đơn giản cho sinh viên mới ra trường. Hy vọng thông qua những gợi ý trên sẽ giúp bạn lựa chọn mẫu CV thu hút nhà tuyển dụng.