Samoyed là giống chó cảnh rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Do đó cách nuôi chó Samoyed là điều mà những người lần đầu nuôi giống chó này rất quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từ A – Z những kinh nghiệm khi nuôi Samoyed trong bài viết này.
Mục lục
1. Nguồn gốc của chó Samoyed như thế nào?
Samoyed là một giống chó với bộ lông trắng như tuyết tới từ vùng đất Siberia lạnh giá. Ban đầu chúng được những người thợ săn và đánh cá nuôi, sau đó được sử dụng trong việc kéo xe trượt tuyết.
Đến năm 1889, khi nhà thám hiểm người Anh Robert Scott tới Siberia, ông đã thấy những chú chó Samoyed và quyết định mang vài con về nhà. Từ đó chúng đã được nhân giống rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới.
2. Cách nuôi chó Samoyed phát triển tốt như thế nào?
2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho Samoyed
Theo từng độ tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng của bé Samoyed cũng khác nhau, cụ thể như sau:
- 1 tháng tuổi: Nuôi chó Samoyed con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 20 ngày đầu tiên. Bắt đầu từ ngày thứ 21 đến 30 thì bạn nên cai sữa dần cho bé bằng cách giảm số lần bú mẹ và kết hợp với thức ăn loãng như cháo thịt xay nhuyễn…
- 1 – 3 tháng tuổi: Cho chó Samoyed ăn những thức ăn mềm, dễ ăn và được nấu chín, không nên cho bé ăn thức ăn quá khô, khiến khó tiêu hóa. Vì còn nhỏ nên khối lượng thức ăn chó con hấp thụ được không nhiều. Do đó bạn nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày rồi giảm dần còn 3 – 4 bữa.
- 3 – 6 tháng tuổi: Đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho Samoyed như thịt, cá, trứng, rau củ quả… Và thức ăn cần được nấu chín, không cho bé Samoyed ăn đồ sống. Khối lượng đồ ăn khoảng 600g/ngày cho 3 bữa trong ngày.
- Từ 6 tháng trở lên: Tiếp tục cho bé Sam ăn đầy đủ các thực phẩm để đa dạng nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Do đã lớn hơn nên nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của Samoyed cũng giảm đi, rơi vào khoảng 400 – 500g/ngày và chia đều cho 2 bữa.
2.2. Những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho chó Samoyed
Khi nuôi chó Samoyed thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Luôn cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, đặc biệt là giàu protein để bé Samoyed phát triển tốt.
- Chế độ ăn của Samoyed cần nhiều thịt bò, thịt gà, ức gà, thịt lợn, cá và nội tạng động vật như gan, phổi tim, cật…
- Tránh cho bé Sam ăn các thực phẩm có nhiều mỡ, vì chúng không thích mỡ.
- Nếu bạn bận rộn với công việc, không có thời gian tự làm đồ ăn tươi thì có thể cho bé sử dụng thức ăn hạt của những hãng nổi tiếng như Canin, Fitmin… để đảm bảo dinh dưỡng cũng như chất lượng tốt nhất.
- Cung cấp đủ nước cho Samoyed bằng cách luôn để sẵn khay nước và thay nước mới 2 – 3 lần/ngày.
2.3. Cách chăm sóc bộ lông Samoyed như thế nào?
Như đã biết thì điểm nổi bật của chó Samoyed chính là bộ lông 2 lớp trắng như tuyết và vô cùng mềm mại. Tuy nhiên để giữ bộ lông này được sạch sẽ, óng mượt thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tắm cho bé Samoyed khoảng 1 tuần/lần hoặc bất khi nào bộ lông của chúng dính vết bẩn. Bạn hãy sử dụng sữa tắm chuyên dụng để tắm cho chúng, tuyệt đối không sử dụng chung với sữa tắm của người.
- Do có bộ lông 2 lớp và khá dày nên nhu cầu chải chuốt của bé Sam cũng cao hơn. Bạn nên chải lông cho chúng tối thiểu 2 lần/tuần nhé.
- Do chó Samoyed sẽ rụng lông theo mùa, nên vào thời điểm đó bạn cần phải chải lông cho chúng nhiều hơn. Đồng thời bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên nếu như bạn không chăm sóc lông cho Samoyed cẩn thận, sẽ dễ xảy ra các vấn đề sau:
- Xuất hiện ve chó, bọ chét… ký sinh trong bộ lông và hút máu của bé Sam để sống.
- Khi bộ lông dày và ẩm là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
- Bộ lông của Samoyed mọc khá nhanh nếu không được cắt tỉa thường xuyên, khiến lông bị rối, bện lại với nhau, việc vệ sinh lông đó cũng bị cản trở. Do đó khi bạn thấy lông của bé Sam quá dài, cần phải cắt bớt thì hãy đưa bé đến trung tâm spa thú cưng Kimi Pet để họ.
⇒ Chi tiết tại chi phí cắt tỉa lông chó của Kimi Pet
Đến với Kimi Pet thì chú chó Samoyed của bạn sẽ được chăm sóc, vệ sinh và cắt tỉa gọn gàng, tạo kiểu cho bộ lông. Trước khi bắt đầu thì Kimi Pet sẽ kiểm tra tình trạng lông và da của chó xem có vấn đề gì không. Nếu CÓ thì bạn sẽ được nhân viên tư vấn cách chăm sóc cũng như phương án xử lý tốt nhất.
Với bộ lông 2 lớp, rất dày của Samoyed, đây là môi trường lý tưởng để các vật ký sinh trên da chó ẩn nấp và phát triển như ve chó, rận chó, ghẻ Demodex… Nếu không phát hiện và xử lý nhanh chóng thì sẽ để lại những hậu quả khó lường, nhẹ thì rụng lông một phần rồi lan ra toàn cơ thể, nặng thì trụi lông hoàn toàn.
2.4. Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho Samoyed
Trong cách nuôi chó Samoyed, ngoài việc đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng, chăm sóc lông thì bạn cũng phải lưu ý về vấn đề vệ sinh cá nhân cho Samoyed:
- Đánh răng: Không chỉ Samoyed mà bất kỳ giống chó nào cũng nên được vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ phần thức ăn dính trên răng. Đây là lý do gây hôi miệng cũng như các vấn đề về răng miệng khác ở chó.
- Cắt mài móng: Móng của Samoyed khi mọc dài ra sẽ có xu hướng cuộn tròn vào bên trong. Điều này sẽ cản trở chuyển động, khiến bé Sam bị đau, thậm chí chảy máu mỗi khi di chuyển hoặc chạy nhảy. Do đó bạn nên để ý cắt dũa móng thường xuyên cho Samoyed nhé.
- Vệ sinh tai: Sau mỗi lần tắm xong thì nước sẽ đọng lại ở trong tai của Samoyed. Do đó bạn nên sử dụng bông y tế để vệ sinh tai bé Sam cũng như loại bỏ phần nước trong tai.
- Vắt tuyến hôi: Nếu bạn để ý thì sẽ thấy bé Sam có lúc đi vệ sinh nặng mùi, có lúc lại không có mùi. Đó là do chất dịch tích tụ nhiều và tiết ra từ tuyến hôi mỗi khi chó đi vệ sinh. Do đó bạn nên vắt tuyến hôi cho chó định kỳ 1 – 2 tuần/lần.
2.5. Dành thời gian vui chơi cùng bé Sam hàng ngày
Samoyed là giống chó năng động, vui vẻ và luôn muốn nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ chủ. Do đó bạn nên dành thời gian để vui chơi cùng bé Sam, dắt chúng đi dạo… Và bạn lưu ý nên sử dụng dây xích mỗi khi đưa chó ra bên ngoài.
Bạn cũng không nên nhốt hay xích Samoyed trong nhà, trong chuồng quá lâu. Hãy luôn cho chúng có khoảng thời gian để đi lại, vận động hàng ngày.
2.6. Huấn luyện chó Samoyed ngay từ khi còn bé
Khi nuôi Samoyed thì bạn cần huấn luyện, dạy dỗ từ nhỏ để bé nghe lời, trung thành với chủ. Có rất nhiều trường hợp do chủ nhân thờ ơ, không quan tâm khiến chó Samoyed khi lớn rất bướng bỉnh, không nghe lời.
Khi huấn luyện sẽ những lúc chó Samoyed không hiểu ý, làm sai thì bạn hãy kiên nhẫn, vuốt ve, động viên bé làm tốt hơn. Điều quan trọng nhất không phải là bé Sam học thêm được bao nhiêu kỹ năng mà là tình cảm bạn dành cho bé Sam lớn tới đâu và trân trọng khoảng thời gian này.
Trên đây là bài viết “Cách nuôi chó Samoyed” của chúng tôi được spa cho chó Kimi Pet – Trung tâm làm đẹp cho thú cưng hàng đầu tư vấn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn.